ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» TN - Tim, Tiêu Hóa, Thận, Hô Hấp
Những câu hỏi đáp thường gặp về bệnh do vi-rút Ebola (Ebola virus disease) EmptySun Nov 30, 2014 3:04 pm by AudreyThinh

» Thắc mắc về GP3
Những câu hỏi đáp thường gặp về bệnh do vi-rút Ebola (Ebola virus disease) EmptyFri Oct 24, 2014 5:11 pm by T.AnhNgoc

» Harrison's video Phần mềm hỗ trợ học tập Nguyên lý nội khoa harrison 18th.
Những câu hỏi đáp thường gặp về bệnh do vi-rút Ebola (Ebola virus disease) EmptyWed Sep 10, 2014 5:07 am by T.AnhNgoc

» EBook nội cơ sở-YHN
Những câu hỏi đáp thường gặp về bệnh do vi-rút Ebola (Ebola virus disease) EmptyMon Sep 08, 2014 1:02 am by T.AnhNgoc

» Cuốn sách Nội bệnh lý – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng
Những câu hỏi đáp thường gặp về bệnh do vi-rút Ebola (Ebola virus disease) EmptyMon Sep 08, 2014 12:58 am by T.AnhNgoc

» Giáo trình Ký sinh trùng-hvQY
Những câu hỏi đáp thường gặp về bệnh do vi-rút Ebola (Ebola virus disease) EmptyMon Sep 08, 2014 12:39 am by T.AnhNgoc

» Tóm Tắt Ống Tiêu Hóa
Những câu hỏi đáp thường gặp về bệnh do vi-rút Ebola (Ebola virus disease) EmptyMon Sep 08, 2014 12:33 am by AudreyThinh

» Trắc Nghiệm gpb
Những câu hỏi đáp thường gặp về bệnh do vi-rút Ebola (Ebola virus disease) EmptyMon Sep 08, 2014 12:24 am by T.AnhNgoc

» Ý nghĩa các xét nghiệm trong lâm sàng
Những câu hỏi đáp thường gặp về bệnh do vi-rút Ebola (Ebola virus disease) EmptyMon Sep 08, 2014 12:21 am by T.AnhNgoc

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Affiliates

free forum

Forumotion on Facebook Forumotion on Twitter Forumotion on YouTube Forumotion on Google+


Những câu hỏi đáp thường gặp về bệnh do vi-rút Ebola (Ebola virus disease)

Go down

Những câu hỏi đáp thường gặp về bệnh do vi-rút Ebola (Ebola virus disease) Empty Những câu hỏi đáp thường gặp về bệnh do vi-rút Ebola (Ebola virus disease)

Bài gửi by T.AnhNgoc Thu Aug 14, 2014 11:50 am

Nhằm cung cấp thêm cho mọi người các thông tin cơ bản và cần thiết về bệnh và dịch bệnh do vi-rút Ebola, Diễn đàn Bác sĩ Nội trú xin trích đăng lại bằng tiếng Việt “Những câu hỏi thường gặp về bệnh do vi-rút Ebola (Ebola virus disease)” mới được Tổ chức Y tế Thế giới đăng tải tại đây: Frequently asked questions on Ebola virus disease

Nghiêm Huyền Trang[1]; Lương Quốc Chính[2]
[1] Câu lạc bộ tiếng Anh, Trường Đại học Y Hà Nội
[2] Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

1. Bệnh do vi-rút Ebola là gì?

Bệnh do vi-rút Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh nặng thường gây tử vong, tỷ lệ tử vong lên tới 90%. Bệnh ảnh hưởng tới con người và động vật linh trưởng (khỉ, khỉ đột, và tinh tinh).

Ebola xuất hiện lần đầu vào năm 1976 trong hai vụ dịch xảy ra đồng thời, một vụ dịch xuất hiện trong một ngôi làng ở gần sông Ebola thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo, và một vụ dịch xảy ra ở một khu vực xa xôi của Sudan.

Nguồn gốc của vi-rút chưa được biết rõ nhưng dựa trên các bằng chứng sẵn có thì loài dơi ăn quả (Pteropodidae) được cho là vật chủ của vi-rút Ebola.

2. Mọi người có thể bị nhiễm vi-rút như thế nào?

Trong vụ dịch hiện tại ở Tây Phi, phần lớn các trường hợp ở người xuất hiện là hậu quả của sự lây truyền từ người sang người.

Nhiễm trùng xuất hiện do tiếp xúc trực tiếp với máu thông qua da và niêm mạc bị tổn thương, hoặc tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết khác của cơ thể hoặc các chất bài tiết (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người nhiễm bệnh. Nhiễm trùng cũng có thể xuất hiện nếu da hoặc niêm mạc tổn thương của người khỏe mạnh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm bởi các dịch nhiễm vi-rút của bệnh nhân Ebola như quần áo bẩn, khăn trải giường, hoặc kim tiêm đã sử dụng.

Có hơn 100 nhân viên y tế phơi nhiễm với vi-rút trong khi chăm sóc bệnh nhân Ebola. Điều này xảy ra bởi vì họ có thể không mang trang bị bảo vệ cá nhân hoặc không được áp dụng đúng cách các biện pháp dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn khi chăm sóc cho bệnh nhân. Nhân viên y tế tại tất cả các cấp của hệ thống y tế (các bệnh viện, các phòng khám, và các trạm y tế) cần được thông báo về bản chất của bệnh và cách thức mà bệnh lây truyền, và phải tuân thủ chặt chẽ các cảnh báo kiểm soát nhiễm trùng đã được khuyến cáo.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không khuyên các gia đình hoặc cộng đồng chăm sóc cho những người có thể có các triệu chứng của bệnh do vi-rút Ebola tại nhà của họ. Thay vào đó, hãy đưa bệnh nhân tới các bệnh viện hoặc các trung tâm y tế có bác sĩ và điều dưỡng đã được đào tạo và được trang bị bảo hộ để điều trị. Nếu bạn muốn được chăm sóc cho người thân tại nhà, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mạnh với bạn là phải thông báo cho cơ quan y tế công cộng tại địa phương để bạn có thể được đào tạo và được trang bị bảo hộ một cách phù hợp (găng tay và các trang bị bảo hộ cá nhân) cho việc chăm sóc và điều trị, được hướng dẫn cách loại bỏ và xử lý găng tay và các trang bị bảo hộ cá nhân một cách thích hợp, và được cung cấp các thông tin cũng như kiến thức về cách thức làm thế nào để dự phòng nhiễm trùng và lây truyền bệnh cho bản thân mình, thành viên khác trong gia đình, hoặc cho cộng đồng.

Thêm nữa, bệnh có thể lây truyền trong cộng đồng trong thời gian tang lễ và chôn cất. Nghi lễ chôn cất, trong đó người đưa tang có thể có tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của người quá cố, có một vai trò quan trọng trong việc lây truyền bệnh do vi-rút Ebola. Người đã chết vì Ebola phải được xử lý bằng việc sử dụng quần áo và găng tay bảo vệ chắc chắn và phải được chôn cất ngay lập tức. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên rằng người quá cố cần được xử lý và chôn cất bởi các chuyên gia quản lý sự vụ (case management professionals) đã được đào tạo, là những người được trang bị phù hợp để chôn cất người chết.

Người vẫn bị nhiễm bệnh chừng nào máu và chất bài tiết của họ còn chứa vi-rút. Vì lý do này, bệnh nhân bị nhiễm bệnh được các chuyên gia y tế theo dõi chặt chẽ và được làm xét nghiệm để đảm bảo rằng không còn vi-rút lưu hành trong cơ thể trước khi họ được trở về nhà. Khi các chuyên gia y tế xác định bệnh nhân có thể về nhà tức là họ không còn nhiễm bệnh và không thể lây bệnh cho bất cứ ai khác trong cộng đồng của họ. Đàn ông, đã hồi phục bệnh, vẫn có thể lây truyền vi-rút cho bạn tình của họ thông qua tinh dịch trong vòng 7 tuần sau khi hồi phục. Vì lý do này, điều quan trọng đối với đàn ông là tránh quan hệ tình dục ít nhất 7 tuần sau hồi phục hoặc mang bao cao su nếu có quan hệ tình dục trong thời gian 7 tuần sau hồi phục.

Nói chung, một người tiếp xúc với động vật mắc bệnh do Ebola và sau đó nó có thể lây truyền trong cộng đồng từ người sang người.

3. Ai có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất?

Trong một vụ dịch, những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất là:
+ nhân viên y tế
+ thành viên gia đình hoặc những người khác có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh
+ những người đưa tiễn mà có tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của người quá cố như là một phần của nghi lễ chôn cất

Cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn nếu một số nhóm liệu có nhạy cảm hơn những người khác khi tiếp xúc với vi-rút hay không, ví dụ những người suy giảm miễn dịch hoặc những người có bệnh lý nền.

Phơi nhiễm với vi-rút có thể được kiểm soát thông qua việc sử dụng các biện pháp bảo vệ tại phòng khám và bệnh viện, tại các cuộc họp cộng đồng, hoặc tại nhà.

4. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của nhiễm trùng là gì?

Khởi phát sốt đột ngột, mệt lả, đau cơ, đau đầu, đau họng là những dấu hiệu và triệu chứng cơ bản. Sau đó là nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, suy gan, suy thận. Một số trường hợp có xuất huyết trong và ngoài.

Kết quả xét nghiệm cho thấy bạch cầu và tiểu cầu thấp, và men gan tăng cao.

Thời kỳ ủ bệnh hay khoảng thời gian từ khi lây nhiễm tới khi xuất hiện các triệu chứng khởi phát là từ 2 đến 21 ngày. Những bệnh nhân này có thể truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Họ không thể truyền bệnh trong thời gian ủ bệnh.

Sự lây nhiễm bệnh do vi-rút Ebola chỉ có thể được xác định chắc chắn bằng các xét nghiệm.

5. Khi nào một người nên đến cơ sở y tế?

Nếu một người sống trong vùng lưu hành vi-rút Ebola hoặc tiếp xúc với người đã hoặc nghi ngờ nhiễm Ebola và bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, họ nên đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Những trường hợp nghi nhiễm bệnh cần được báo cáo ngay với cơ sở y tế gần nhất. Những trường hợp này cần được điều trị kịp thời để làm giảm nguy cơ tử vong. Một điều quan trọng không kém đó là kiểm soát sự lây lan dịch bệnh và các biện pháp kiểm soát sự lây nhiễm cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt.

6. Điều trị Ebola như thế nào?

Những bệnh nhân nặng cần được điều trị tích cực. Họ thường bị mất nước và cần phải được bù nước và điện giải qua được tĩnh mạch hoặc đường uống. Hiện tại chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu cho bệnh này.

Một số bệnh nhân sẽ khỏi bệnh nếu được điều trị đúng cách.

Để kiểm soát sự lây lan vi-rút, những người nghi mắc hoặc được xác định là mắc bệnh cần được cách ly với những bệnh nhân khác và được các nhân viên y tế điều trị trong điều kiện kiểm soát lây nhiễm chặt chẽ.

7. Tôi có thể làm gì? Bệnh này có thể phòng được không? Có vắc-xin cho bệnh này không?

Hiện nay chưa có một loại thuốc hay một loại vắc-xin nào được cấp phép điều trị, nhưng có một vài loại thuốc đang được phát triển.

Những cách chống lại sự nhiễm bệnh và sự lây truyền

Những ca bệnh nhiễm Ebola tiên phát từ việc tiếp xúc với động vật hoặc xác động vật đã nhiễm bệnh và những ca nhiễm thứ phát lây nhiễm trực tiếp qua con đường tiếp xúc với dịch cơ thể của người mang bệnh đều do quản lý bệnh nhân cũng như mai táng bệnh nhân tử vong không an toàn. Trong vụ dịch này, hầu hết bệnh lây truyền từ người sang người. Sau đây là một số bước giúp phòng chống và ngăn chặn sự lây lan.

- Hiểu được bản chất của bệnh, phương thức lây truyền và các cách phòng chống bệnh lây lan (Để thêm thông tin, xin hãy xem các câu hỏi trước về bệnh do vi-rút Ebola trong phần FAQ này).

- Lắng nghe và tuân theo các hướng dẫn được ban hành bởi Bộ Y tế.

- Nếu bạn nghi ngờ ai đó tiếp xúc gần với bạn hoặc trong cộng đồng bạn đang sinh sống mắc bệnh do vi-rút Ebola, hãy động viên và hỗ trợ họ đến các cơ sở y tế để được điều trị một cách tốt nhất.

- Nếu bạn quyết định chăm sóc bệnh nhân tại nhà, hãy báo cho các nhân viên y tế để họ có thể cung cấp cho bạn găng tay, đồ bảo hộ (găng, áo choàng không thấm nước, bốt, ủng, mặt nạ và kính bảo hộ), hướng dẫn bạn cách sử dụng cũng như cách chăm sóc bệnh nhân đúng cách và an toàn cho bản thân bạn và gia đình bạn. Bạn cũng nhớ tiêu huỷ đồ bảo hộ đúng cách sau sử dụng. WHO không khuyến khích việc chăm sóc tại nhà và tích cực khuyến cáo các cá nhân và thành viên trong gia đình nên tìm đến các cơ sở y tế để được chăm sóc một cách có chuyên môn.

- Khi thăm người bệnh ở bệnh viện hay chăm sóc tại nhà, nhớ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi chạm vào bệnh nhân, tiếp xúc với dịch cơ thể của bệnh nhân hoặc chạm vào những vật dụng cá nhân của họ. Những người tử vong do Ebola cần được xử lý và chôn cất ngay bởi các chuyên gia sức khoẻ cộng đồng đã được đào tạo và trang bị phù hợp cho việc chôn cất.

Ngoài ra, các cá nhân nên tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ lây nhiễm cao (ví dụ như dơi ăn quả, khỉ hay các loài linh trưởng) trong những khu vực rừng nhiệt đới. Nếu bạn nghi ngờ có động vật nào bị nhiễm bệnh, không tiếp cận nó. Những sản phẩm từ động vật (máu và thịt) cần được phải nấu chín thật kĩ trước khi ăn.
Những câu hỏi đáp thường gặp về bệnh do vi-rút Ebola (Ebola virus disease) Ebola

Dịch bệnh do vi-rút Ebola tại Liberia 2014. Ảnh: followtheoutbreak.wordpress.com

8. Vậy còn nhân viên y tế? Họ làm thế nào để bảo vệ bản thân khi chăm sóc bệnh nhân?

Nhân viên y tế đang chăm sóc bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định nhiễm bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao hơn so với những nhóm người khác. Trong vụ dịch này, một loạt các hành động quan trọng sẽ làm giảm hoặc ngăn chặn sự lây lan của vi-rút cũng như sẽ bảo vệ được các nhân viên y tế và những người khác trong hệ thống chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Những hành động này được gọi là “những biện pháp phòng ngừa chuẩn hoá và các biện pháp bổ trợ khác”, đó là những khuyến cáo dựa trên bằng chứng nhằm phòng tránh sự lây lan của vi-rút. Những câu hỏi và câu trả lời dưới đây mô tả chi tiết về những biện pháp phòng ngừa trên.

Các bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định nhiễm vi-rút Ebola có nên được cách ly khỏi những bệnh nhân khác?

Các bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định nhiễm vi-rút Ebola cần được cách ly ở phòng riêng biệt. Nếu không có phòng cách ly cần phải chỉ định một khu vực riêng biệt với các bệnh nhân khác. Tại khu vực riêng biệt được chỉ định, những bệnh nhân nghi ngờ hoặc xác định nhiễm bệnh cần phải được cách ly. Khu vực này cần phải hạn chế người qua lại, và cần có những trang thiết bị hỗ trợ cho những bệnh nhân Ebola tại khu vực này. Nhân viên y tế cũng cần phải được chỉ định riêng biệt ở khu vực cách ly.

Người thân có được phép vào thăm những bệnh nhân nghi mắc hoặc đã mắc Ebola nằm ở khu vực cách ly không?

Tốt nhất là không nên cho người thân vào thăm bệnh nhân bị nhiễm Ebola. Trong những trường hợp bất khả kháng, việc vào thăm bệnh nhân chỉ dành cho những người cần thiết tới sự chăm sóc bệnh nhân, ví dụ bố mẹ của trẻ.

Các trang thiết bị bảo hộ có cần thiết khi chăm sóc bệnh nhân Ebola không?

- Ngoài những biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn, các nhân viên y tế cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp kiểm soát sự lây nhiễm để tránh phơi nhiễm với máu, dịch tiết hay các vật dụng, môi trường bị nhiễm bẩn như quần áo của bệnh nhân hay kim tiêm đã được sử dụng.

- Tất cả người thân và nhân viên y tế cần sử dụng đồ bảo hộ cá nhân (PPE – Personal Protective Equipment). PPE phải bao gồm ít nhất: găng tay, áo choàng không thấm nước, bốt, ủng, giày kín, mặt nạ, kính bảo hộ.

Vệ sinh bàn tay có quan trọng không?

Vệ sinh bàn tay là cực kỳ quan trọng và cần phải được thực hiện:
+ trước khi đeo găng và mặc đồ bảo hộ để vào khu vực cách ly hoặc phòng cách ly.
+ trước khi lau rửa hoặc thực hiện các thủ thuật vô trùng trên bệnh nhân;
+ sau khi phơi nhiễm với bất kỳ yếu tố nguy cơ nào hoặc tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân.
+ sau khi chạm (thậm chí hơi chạm) vào các bề mặt, vật dụng, hay thiết bị nhiễm bẩn xung quanh bệnh nhân; và
+ sau khi cởi đồ bảo hộ, sau khi rời khỏi khu vực cách ly.

Điều quan trọng cần chú ý là nếu quên rửa tay sau khi cởi đồ bảo hộ cá nhân sẽ làm giảm, thậm chí vô hiệu hoá các lợi ích của đồ bảo hộ cá nhân.

Bạn có thể rửa tay bằng dung dịch cồn hoặc xà phòng dưới vòi nước chảy theo khuyến cáo của WHO. Việc rửa tay bằng xà phòng và nước sạch là vô cùng quan trọng. Các dung dịch cồn nên được bố trí ở những vị trí hợp lý (cửa vào và trong khu vực/phòng cách ly), nước sạch, xà phòng và khăn lau tay dùng một lần cũng nên sẵn có ở khu vực chăm sóc bệnh nhân.

Những biện pháp phòng ngừa cần thiết khác trong hệ thống chăm sóc y tế là gì?

Những biện pháp phòng ngừa quan trọng khác là tiêm và truyền tĩnh mạch an toàn, bao gồm việc kiểm soát các vật nhọn, lau dọn vệ sinh, xử lý nhiễm bẩn bề mặt, các trang thiết bị, dụng cụ, và các đồ dùng cá nhân nhiễm bẩn.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo xét nghiệm an toàn cũng như xử lý thi thể bệnh nhân tử vong để khám nghiệm và chôn cất là vô cùng quan trọng. Bất kỳ nhân viên y tế và chuyên gia nào cũng cần phải mặc đồ bảo hộ cá nhân và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của WHO khi tiếp xúc với những người nghi mắc/đã mắc Ebola.

9. Vậy còn những tin đồn về một số thực phẩm có thể phòng ngừa và điều trị căn bệnh này?

WHO tích cực khuyến cáo người dân nên tìm các thông tin đáng tin cậy về bệnh do vi-rút Ebola từ những nhà chức trách y tế công cộng.

Trong khi chưa có thuốc đặc hiệu, cách tốt nhất để điều trị là hỗ trợ điều trị tích cực tại bệnh viện nhờ các nhân viên y tế với các biện pháp kiểm soát lây nhiễm chặt chẽ. Sự lây nhiễm có thể được kiểm soát bằng các biện pháp bảo vệ đã được khuyến cáo.

10. WHO làm thế nào để bảo vệ sức khoẻ người dân trong các vụ dịch?

WHO cung cấp những khuyến cáo về mặt chuyên môn cho các quốc gia và các cộng đồng để chuẩn bị và kịp thời ứng phó với các vụ dịch do vi-rút Ebola.

Các hành động của WHO bao gồm:
+ Giám sát dịch bệnh và chia sẻ thông tin giữa các vùng để theo dõi các vụ dịch.
+ Hỗ trợ kỹ thuật để điều tra và ngăn chặn các mối đe doạ đến sức khoẻ khi dịch xảy ra, ví dụ giúp phát hiện người ốm và theo dõi các hình thái của bệnh.
+ Đưa ra lời khuyên về việc phòng ngừa và điều trị bệnh.
+ Bố trí các chuyên gia và phân bổ các nguồn lực y tế (ví dụ trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế) khi được các quốc gia yêu cầu.
+ Truyền thông nâng cao nhận thức về tính chất của bệnh và các biện pháp bảo vệ để kiểm soát sự lây lan của vi-rút.
+ Kích hoạt mạng lưới chuyên gia trong khu vực cũng như trên thế giới để kêu gọi sự giúp đỡ khi cần thiết, làm giảm các ảnh hưởng có thể xảy ra tới sức khoẻ toàn cậu và sự trì trệ trong thương mai và du lịch.

11. Trong một vụ dịch, số lượng ca mắc được báo cáo bởi các cơ quan y tế có lúc tăng, lúc giảm? Tại sao vậy?

Trong một vụ dịch Ebola, cơ quan y tế công cộng của nước bị ảnh hưởng sẽ báo cáo số ca mắc và tử vong. Các con số thay đổi hang ngày. Số ca mắc bao gồm số ca nghi ngờ và số ca chẩn đoán xác định bằng các xét nghiệm. Đôi khi, số ca nghi ngờ và số ca xác định được báo cáo cùng lúc. Đôi khi được báo cáo riêng biệt. Do đó, các con số có thể thay đổi giữa số ca nghi ngờ và số ca xác định.

Phân tích xu hướng của các ca bệnh qua thời gian cùng với các thông tin bổ sung có ích trong việc đánh giá tình huống y tế công cộng và đưa ra các giải pháp phù hợp.

12. Du lịch trong thời gian có vụ dịch có an toàn không? Lời khuyên của WHO về việc đi du lịch là gì?

Trong một vụ dịch, WHO đánh giá tình huống y tế công cộng thường xuyên và đưa ra những khuyến cáo cho các quốc gia về việc hạn chế thương mại và du lịch nếu cần thiết. Tuy nguy cơ lây nhiễm cho những người đi du lịch là rất thấp vì phương thức lây truyền ở đây là từ người sang người qua sự tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể hoặc chất bài tiết với người nhiễm bệnh nhưng họ cũng nên luôn cảnh giác với sức khoẻ của họ và những người xung quanh.

Du lịch cùng người mắc Ebola có an toàn không?

Những trường hợp phơi nhiễm với vi-rút Ebola có thể đi du lịch. Nếu người nào đó chưa có các triệu chứng (xem câu số 4), họ không thể truyền Ebola sang những người xung quanh. Nhưng nếu họ có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh, họ cần tìm đến cơ sở y tế ngay lập tức. Điều này có thể cần thông báo ngay cho phi hành đoàn hoặc thủy thủ đoàn hoặc khi tới cảng hàng không hoặc hàng hải thì phải tìm đến cơ sở y tế ngay lập tức. Hành khách có những triệu chứng khởi phát của bệnh do vi-rút Ebola cần được cách ly phòng tránh lây lan. Mặc dù nguy cơ lây nhiễm trong trường hợp này là rất thấp nhưng những người đi cùng vẫn cần được theo dõi.

Du lịch tới Tây Phi để làm việc hoặc thăm gia đình, bạn bè có an toàn không?

Nguy cơ nhiễm vi-rút Ebola và phát triển thành bệnh của các du khách hay các doanh nhân/phụ nữ khi đến vùng có dịch và sau khi trở về là cực kỳ thấp, kể cả những trường hợp di chuyển tới những vùng mà có các ca bệnh khởi phát được báo cáo. Sự lây nhiễm đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, dịch cơ thể của người hoặc động vật sống hoặc đã chết. Tất cả nhìn chung đều không phải là yếu tố phơi nhiễm cho khách du lịch. Tuy nhiên, trong mọi vụ dịch, hành khách đều được khuyên nên tránh tất cả những sự tiếp xúc như vậy.

Nếu bạn tới thăm gia đình hoặc bạn bè ở khu vực bị ảnh hưởng, nguy cơ lây nhiễm cũng thấp, trừ khi bạn có sự tiếp xúc trực tiếp với một người ốm hoặc vừa mới qua đời. Trong trường hợp này, bạn cần thông báo với cơ quan y tế công cộng và được theo dõi tiền sử tiếp xúc. Việc theo dõi tiền sử tiếp xúc này cần thực hiện để chắc chắn bạn không không phơi nhiễm với bệnh do vi-rút Ebola và ngăn ngừa nguy cơ lây lan bệnh trong thời gian theo dõi.

Lời khuyên chung của WHO về du lịch:

- Du khách nên tránh tất cả mọi tiếp xúc với người mắc bệnh.

- Nhân viên y tế tới các khu vực bị ảnh hưởng cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của WHO về kiểm soát lây nhiễm.

- Bất kỳ ai trong khu vực có ca bệnh đều cần phải nhận thức được các triệu chứng của sự lây nhiễm và đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

- Các bác sỹ điều trị cho các du khách trở về từ vùng bị ảnh hưởng có các triệu chứng giống của Ebola nên nghĩ tới khả năng mắc bệnh do vi-rút Ebola.
T.AnhNgoc
T.AnhNgoc
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 91
Points : 269
Join date : 14/08/2014
Age : 29
Đến từ : Quá Khứ

https://khoayvttu2k13.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết