ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» TN - Tim, Tiêu Hóa, Thận, Hô Hấp
Điện tâm đồ – Cơ sở giải phẫu, sinh lý, mô học của tim và hệ tuần hoàn (Bài 1) EmptySun Nov 30, 2014 3:04 pm by AudreyThinh

» Thắc mắc về GP3
Điện tâm đồ – Cơ sở giải phẫu, sinh lý, mô học của tim và hệ tuần hoàn (Bài 1) EmptyFri Oct 24, 2014 5:11 pm by T.AnhNgoc

» Harrison's video Phần mềm hỗ trợ học tập Nguyên lý nội khoa harrison 18th.
Điện tâm đồ – Cơ sở giải phẫu, sinh lý, mô học của tim và hệ tuần hoàn (Bài 1) EmptyWed Sep 10, 2014 5:07 am by T.AnhNgoc

» EBook nội cơ sở-YHN
Điện tâm đồ – Cơ sở giải phẫu, sinh lý, mô học của tim và hệ tuần hoàn (Bài 1) EmptyMon Sep 08, 2014 1:02 am by T.AnhNgoc

» Cuốn sách Nội bệnh lý – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng
Điện tâm đồ – Cơ sở giải phẫu, sinh lý, mô học của tim và hệ tuần hoàn (Bài 1) EmptyMon Sep 08, 2014 12:58 am by T.AnhNgoc

» Giáo trình Ký sinh trùng-hvQY
Điện tâm đồ – Cơ sở giải phẫu, sinh lý, mô học của tim và hệ tuần hoàn (Bài 1) EmptyMon Sep 08, 2014 12:39 am by T.AnhNgoc

» Tóm Tắt Ống Tiêu Hóa
Điện tâm đồ – Cơ sở giải phẫu, sinh lý, mô học của tim và hệ tuần hoàn (Bài 1) EmptyMon Sep 08, 2014 12:33 am by AudreyThinh

» Trắc Nghiệm gpb
Điện tâm đồ – Cơ sở giải phẫu, sinh lý, mô học của tim và hệ tuần hoàn (Bài 1) EmptyMon Sep 08, 2014 12:24 am by T.AnhNgoc

» Ý nghĩa các xét nghiệm trong lâm sàng
Điện tâm đồ – Cơ sở giải phẫu, sinh lý, mô học của tim và hệ tuần hoàn (Bài 1) EmptyMon Sep 08, 2014 12:21 am by T.AnhNgoc

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Affiliates

free forum

Forumotion on Facebook Forumotion on Twitter Forumotion on YouTube Forumotion on Google+


Điện tâm đồ – Cơ sở giải phẫu, sinh lý, mô học của tim và hệ tuần hoàn (Bài 1)

Go down

Điện tâm đồ – Cơ sở giải phẫu, sinh lý, mô học của tim và hệ tuần hoàn (Bài 1) Empty Điện tâm đồ – Cơ sở giải phẫu, sinh lý, mô học của tim và hệ tuần hoàn (Bài 1)

Bài gửi by T.AnhNgoc Sat Sep 06, 2014 8:27 pm

Một số nội dung chính đề cập tới trong bài mà bạn cần phải nắm vì nó có liên quan trực tiếp đến sự hình thành và các biến đổi của điện tim trên điện tâm đồ, ngoài ra các bạn nên đọc tham khảo thêm các phần liên quan trong sách giải phẫu, mô học, sinh lý đặc biệt về tim và hệ tuần hoàn nói chung :

Giải phẫu đại cương hệ tuần hoàn
// Hệ tuần hoàn trong bào thai:

+ Máu mẹ giàu oxy và các chất dinh dưỡng tới bánh rau trao đổi với máu con qua hàng rào rau thai ( Theo cơ chế khuyeech tán tương tự màng lọc cầu thận, nghĩa là chỉ cho những phân tử nhất định thấm qua)

Điện tâm đồ – Cơ sở giải phẫu, sinh lý, mô học của tim và hệ tuần hoàn (Bài 1) 10420219_796679030362964_8395671665436514640_n

Hình 1.1 Sơ đồ vòng tuần hoàn thai nhi

+ Máu con sau khi nhận chất dinh dưỡng và trao đổi oxy từ máu mẹ sẽ theo TM rốn trở về vòng tuần hoàn. Cụ thể: 30% Lượng máu sẽ đổ vào TM của để tiếp tục xử lí tại gan trước khi đưa vào TM chủ dưới để về tim,  70% lượng máu TM Rốn sẽ qua nối tắt – Ống tĩnh mạch hay TM Arantius đổ trực tiếp vào TM chủ dưới về tim cùng với TM chủ trên.

+ Tâm nhĩ phải sau khi nhận máu từ TM chủ trên và dưới sẽ phân bổ máu vào buồng thất trái qua lỗ Botal hay lỗ bầu dục, phần lớn đổ vào tâm thất phải qua lỗ van ba lá. Lượng máu nhận được ở thất Phải sẽ nhiều hơn thất trái.

+ Khi thất co, phần lớn máu sẽ được bơm vào động mạch phổi, song do phổi chưa hoạt động, chưa nở nên máu không lên phổi được mà đi qua Ống động mạch sang động mạch chủ cùng với máu từ thất trái đi tới các cơ quan.

Do đó máu ở thai nhi có độ bão hòa Oxy ít hơn người lớn

=>> Như vậy có thể giải thích được đối với thai nhi đến trẻ < 1 tháng tuổi thường thành cơ tâm thất Phải sẽ dầy hơn thành cơ tâm thất Trái do nhu cầu hoạt động sinh lí . Từ đó sẽ có những biến đổi những vẫn đươc coi là sinh lí trên điện tim đối với nhóm tuổi này.

Khi trẻ được sinh ra:

+ Dây rốn bị kẹp lại cắt đứt tuần hoàn rau thai, cùng với sự hoạt động của phổi trẻ em.

+ Phản xạ khóc – hoạt động hệ hô hấp xảy ra lúc trẻ sinh do

- Tác động của cơn co tử cung và quá trình chuyển dạ đẻ của người mẹ

- Kích thích trực tiếp của thầy thuốc ( Búng gan bàn chân, tét môn . …)

- Nồng độ CO2 trong máu tăng cao kích thích vào trung tâm hô hấp ở hành não thông qua các thụ cảm thể nồng độ..

+ Khi trẻ khóc phổi giãn nở, máu từ động mạch phổi sẽ lên phổi trao đổi chất, không còn qua ống động mạch nữa, nên ồng động mạch dần teo đi, cũng với sự hoạt động tăng cường của thất trái, thất trái người trưởng thành co dày gấp khoảng 3 lần thành cơ tâm thất bên phải.

=>> Sự biến đổi điện tim so với thai nhi, trẻ nhũ nhi

// Sự hình thành tim

Có thể tóm tắt quá trình hình thành tim theo sơ đồ sau:

Điện tâm đồ – Cơ sở giải phẫu, sinh lý, mô học của tim và hệ tuần hoàn (Bài 1) 10513526_796699727027561_1453451268793857915_n

Hình 1.2 Phôi thai học của Tim

A. Ống tim nguyên thủy; B,C,D E Quá trình biến đổi xoay trục ổn định hình tim

1. Hành ĐM   2. Hành Thất   3. Hành Nhĩ   4. Hành TM   …. (Tìm đọc Mô học Hệ Tuần Hoàn)

- Ống tim nguyên thủy được hình thành từ đầu tuần thứ 4 nằm trong 1 bọc gọi là bao xơ sau phát triển thành màng ngoài tim

- Các phần của tim phát triển lớn lên xoay trục, trượt lên nhau và dần định hình tim trong không gian, trong lồng ngực

Vị trí giải phẫu của tim người trưởng thành bình thường:

Điện tâm đồ – Cơ sở giải phẫu, sinh lý, mô học của tim và hệ tuần hoàn (Bài 1) 10445498_796704933693707_3190709341772648714_n

- Tim năm trong lồng ngực, thuộc trung thất giữa,

- Tim nằm dưới nền cổ, phía trên cơ hoành, sau xương ức, phía trước cột sống ngực.

- Tim gồm 4 mặt: Mặt ức sườn, mặt hoành, mặt phổi phải ( Bờ nhọn – Bờ) , Mặt phổi trái ( Bờ tù – Mặt phổi)

- Đối chiếu tim lên lồng ngực

Phía trên: Ngang mức KLS II

Phía dưới: Trên xương sườn VI

Bên trái: Đường giữa đòn giao với KLX V

Bên phải : Đầu sụn sường VI bên phải đường cạnh ức

- Trục của tim hướng từ trên xuống dưới, từ phải qua trái, từ sau ra trước

// Cấu tạo mô học của tim

Tim có cấu tạo gồm 3 lớp : Ngoại tâm mạc, lớp cơ tim và nội tâm mạc

+ Ngoại tâm mạc gồm : Ngoại tâm mạc sợi và ngoại tâm mạc thanh mạc

=>> Bệnh lý hay gặp là tran dịch màng ngoài tim gây Rối loạn huyến động….

+ Cơ tim : Cấu tạo 90 % là sợi co bóp( Cơ thất trái dày gấp 3 lần thất phải ở người trưởng thành) và 10% là sợi dẫn truyền thần kinh( tạo các nút các bó)

+ Cơ tim mang đặc tính của cơ vân và cơ trơn

- Đặc tính cơ vân: Cơ tim soi dưới kính hiển vi thấy được các vân sáng tối, hoạt động của cơ tim cũng theo cơ chế co rút, song màng sợi cơ tim hòa vào nhau

- Đặc tính cơ vân: Sợi cơ có 1 nhân, hoạt động không theo ý muốn.

Điều hòa hoạt động của tim:

Hoạt động của tim được điều hòa theo các cơ chế chính sau:

- Cơ chế tự điều hòa : Theo quy luật Frank – Starling Lực co cơ tỉ lệ với chiều dài sợi cơ trước co

- Cơ chế phản xạ

+ Phản xạ Tim – Tim: Khi máu về tim nhiều, gốc tĩnh mạch chủ đổ vào nhĩ phải bị căng làm tăng áp suất ở đây, các baroreceptor sẽ truyền xung động theo các sợi cảm giác đi trong dây X về trung tâm tim mạch ở hành não , xung động truyền ra theo dây giao cảm làm tăng nhịp tim và sức co rút, giải quyết tình trạng ứ máu ở tâm nhĩ phải.

+ Phản xạ giảm áp: khi áp suất tăng ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh, được tiếp nhận bởi các baroreceptor, thì xung động truyền theo dây Cyon Luwig và dây Hering về hành não, giảm kích thích giao cảm, tăng kích thích dây X làm cho tim đập chậm và huyết áp giảm.

+ Phản xạ mắt- tim: ấn mạnh lên hai nhãn cầu làm kích thích đầu mút dây V, xung động về hành não kích thích dây X làm tim đập chậm.

+ Phản xạ Goltz : nếu đánh mạnh vào vùng thượng vị có thể gây ngừng tim. Phản xạ này từ đám rối dương theo dây tạng lên hành não kích thích dây X mạnh.

- Điều hòa theo cơ chế thể dịch:

+ Trong thiếu oxy máu, nhiễm toan và nhiễm kiềm đều làm giảm hoạt động tim.

+ Hormon: epinephrin và norepinephrin từ tủy thượng thận tăng sức bơm của tim, cùng tác dụng lên tim như norepinephrin của thần kinh giao cảm, làm tăng tốc độ tim lẫn sức co của tim. Hormon tuyến giáp cũng gây tăng nhịp tim.

+ Ion: nồng độ 3 cation K+, Ca2 + và Na+ có tác động lớn lên chức năng tim. Sự tăng K+ hoặc giảm Na+ máu làm giảm nhịp tim và sức co của tim.

- Ngoài ra còn một số yếu tố khác: Nhiệt độ cơ thể ….
T.AnhNgoc
T.AnhNgoc
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 91
Points : 269
Join date : 14/08/2014
Age : 29
Đến từ : Quá Khứ

https://khoayvttu2k13.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết