ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» TN - Tim, Tiêu Hóa, Thận, Hô Hấp
Giấc mơ Bác sĩ Nội trú! EmptySun Nov 30, 2014 3:04 pm by AudreyThinh

» Thắc mắc về GP3
Giấc mơ Bác sĩ Nội trú! EmptyFri Oct 24, 2014 5:11 pm by T.AnhNgoc

» Harrison's video Phần mềm hỗ trợ học tập Nguyên lý nội khoa harrison 18th.
Giấc mơ Bác sĩ Nội trú! EmptyWed Sep 10, 2014 5:07 am by T.AnhNgoc

» EBook nội cơ sở-YHN
Giấc mơ Bác sĩ Nội trú! EmptyMon Sep 08, 2014 1:02 am by T.AnhNgoc

» Cuốn sách Nội bệnh lý – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng
Giấc mơ Bác sĩ Nội trú! EmptyMon Sep 08, 2014 12:58 am by T.AnhNgoc

» Giáo trình Ký sinh trùng-hvQY
Giấc mơ Bác sĩ Nội trú! EmptyMon Sep 08, 2014 12:39 am by T.AnhNgoc

» Tóm Tắt Ống Tiêu Hóa
Giấc mơ Bác sĩ Nội trú! EmptyMon Sep 08, 2014 12:33 am by AudreyThinh

» Trắc Nghiệm gpb
Giấc mơ Bác sĩ Nội trú! EmptyMon Sep 08, 2014 12:24 am by T.AnhNgoc

» Ý nghĩa các xét nghiệm trong lâm sàng
Giấc mơ Bác sĩ Nội trú! EmptyMon Sep 08, 2014 12:21 am by T.AnhNgoc

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Affiliates

free forum

Forumotion on Facebook Forumotion on Twitter Forumotion on YouTube Forumotion on Google+


Giấc mơ Bác sĩ Nội trú!

Go down

Giấc mơ Bác sĩ Nội trú! Empty Giấc mơ Bác sĩ Nội trú!

Bài gửi by T.AnhNgoc Thu Aug 14, 2014 11:45 am

Xin chào các em sinh viên, chị là Trang K26B vừa mới tốt nghiệp hiện đang là Bác sĩ Nội trú (BSNT) chuyên ngành Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai.

Bác sĩ Nội trú trong mắt tôi

Có lẽ đối với nhiều em sinh viên hai chữ "nội trú" không gây ấn tượng gì đặc biệt bởi có lẽ các em chưa biết gì về nó. Hồi chị học Y1 nếu có nghe đến hai từ này phản ứng sẽ là " hở, nó là cái gì". Khi lên Y2 nghe thấy từ này thì thở dài một cái và lắc đầu " mình là người mặt đất không nghe chuyện thiên đình". Quả thật cho đến tận khi cầm trên tay bộ đề cương ôn thi chưa bao giờ nghĩ có thể trở thành một bác sỹ nội trú.

Mấy năm gần đây trường mình mở hệ đào tạo nội trú khiến cho hai từ này trở nên thân quen hơn với sinh viên, và cũng dễ dàng hơn khi đạt được danh hiệu BSNT, thế nhưng trở thành BSNT ở Hà Nội so với BSNT của các nơi khác (HP, TB, Huế) vẫn là một trời một vực nhất là về sự khó sự gian khổ kể cả khi ôn thi lẫn khi đã đỗ và đi học.

Các em sẽ hỏi BSNT nghĩa là gì, tốt nhất các em nên tự tìm đọc ở trên mạng, chỉ cần vào google search các em sẽ thấy rất nhiều kết quả và từ đó các em sẽ hiểu tại sao cuộc chạy đua vào nội trú ở Hà Nội lại khốc liệt như thế.

Nếu em nào đã có ước mơ trở thành nội trú cũng nên tìm hiểu về điều kiện dự thi, thực ra điều kiện dự thi không hề khó đạt được, cái khó đạt được nhất là sự quyết tâm đến cùng.

Chị bắt đầu lục tục chuẩn bị ôn thi nội trú từ năm thứ 5, đi xin tài liệu ôn thi, ngó nghiêng hỏi han những đàn anh đàn chị đang ôn nội trú, nghe ngóng tin túc từ trung ương về điều kiện dự thi. Năm đó các thầy trên YHN còn dọa nếu phải thi lại 3 môn sẽ không đủ điều kiện dự thi, cái tin lá cải này làm chị mất một tuần trời ăn không ngon ngủ không yên. Đừng nói là 3 môn, thành tích thi lại của chị trong 2 năm đầu đại học là vô địch thiên hạ Không biết có em nào trên diễn đàn biết chị không, thực ra chị khá "nổi tiếng" ở trường, nhưng có lẽ nhưng người biết về sự nổi tiếng của chị đã ra trường hết rồi.

Năm thứ 1 chị thi lại 4 môn đứng thứ 1 toàn khóa (từ dưới lên).

Năm thứ 2 chị thi lại 3 môn (chưa tính thể dục) đứng thứ 2 toàn khóa(từ dưới lên).

Với thành tích bê bết như thế nhận được sự coi thường và khinh miệt của bạn bè và thầy cô cũng là lẽ đương nhiên. Thế nhưng quá khứ chỉ là quá khứ, đừng chỉ nhìn vào quá khứ để đánh giá một con người.

Năm thứ 3 tổng kết 6,9.

Năm thứ 4 tổng kết 8,1.

Năm thứ 5 :,8,3.

Năm thứ 6 : 7,8.

Điều này chứng tỏ rằng dù các em có thành tích học tập vô cùng thấp, thi lại nhiều, thường xuyên đội sổ các em vẫn có cơ hội bứt phá và dành được vinh quang, quan trọng là các em có muốn chứng tỏ bản thân hay không mà thôi.
Giấc mơ Bác sĩ Nội trú! 8314107187_9afb8c954b_z

Một buổi thực hành vi phẫu. Ảnh: NNS

Tại sao tôi thi nội trú?

Khi các em học đến y 5, trước mắt các em sẽ là những câu hỏi lớn :

- Làm chuyên ngành gì?

- Định xin vào bệnh viện nào?

Nói túm lại : cuộc đời mình sẽ đi đâu về đâu. Với những bạn có điều kiện kinh tế tốt được nhờ bố mẹ nhiều thì xin việc sẽ không quá khó khăn mà lại xin được chỗ "ngon", với những bạn khác dù có thể giỏi hơn nhưng không có điều kiện tốt, tự đi xin việc sẽ vấp phải nhiều vấn đề thất vọng. Nội trú giải quyết vấn đề cho những người này, muốn có một môi trường học tập lí tưởng, có cơ hội trở thành một bác sĩ thật giỏi và được làm việc ở những bệnh viện lớn tuyến trung ương, trở thành nội trú là con đường tuyệt vời nhất. Bản thân chị không phải là người khó khăn về vấn đề đầu ra, nhưng chị lại là con người không thích cái gì dễ dàng, bởi thành công dễ dàng không đáng quý bằng thành công phải vật lộn mới có được.

Vào đầu năm thứ 6, chị đọc được quyển sách "tôi tài giỏi, bạn cũng thế!'' (viết đên đây lại phải nói cảm ơn đến bạn Minh Tùng đã giới thiệu quyển sách đó cho mình). Quyển sách đó đã làm thay đổi rất nhiều suy nghĩ và tư duy của chị. Trong quyển đó có một câu mang máng đại ý thế này "trong mỗi cuộc đời cần phải có ước mơ thật lớn, nếu không có tức là chưa sống đủ", nhờ thế ước mơ trở thành nội trú càng trở nên kiên quyết hơn đối với chị, thế nhưng nên nhớ từ ước mơ cho đến khi sắn tay áo thực hiện nó là cả một quá trình đấy nhé.

9 tháng ôn thi

Nội trú thường truyền tai nhau câu này "Học một năm để cho cả cuộc đời", nói như thế nhưng sinh viên yhn thường bắt đầu ôn thi NT từ rất sớm, có bạn ôn từ năm thứ 4 bây giờ đang là BSNT Ngoại, còn đa phần là ôn vào năm thứ 5 và đầu năm thứ 6. Thế nhưng với chị tới tận đầu tháng 12 chị mới bắt đầu ôn thi NT( bởi trước đó còn nấn ná rất nhiều về vấn đề g ia đình và tài chính), từ lúc bắt đầu cho tới lúc thi tổng cộng là 9 tháng. 9 tháng sống trong luyện ngục, đến bây giờ nằm mơ cũng không dám nghĩ lại.

Nói về vấn đề ôn thi đầu tiên phải kể đến ôn Toán, sinh viên các trường khác vô cùng vả, vì muốn thi được phải lên HN ôn thi, và thường là ôn cô Nguyệt nhà ở Kim Mã. Một tuần một lần khăn gói quả mướp lên HN học Toán, sáng đi tối về, không bao giờ dám la cà vì cần phải tranh thủ từng phút từng giờ học. Việc đi đi về về hàng tuần như thế tốn kém rất nhiều tiền của, thời gian, công sức, và chuốc thêm vô cùng phiền não.

Tiền của là tiền gì: tiền tàu xe lên HN, tiền xe ôm đến nhà cô học, xe ôm ra ga, bạn nào tiết kiệm thì đi xe bus nhưng bạn nào say xe như mình thì thôi chào thua. Đáng rầu hơn là nếu chỉ có thể apply được buổi học sáng thứ 7 thì có nghĩa bạn phải lên HN từ tối thứ 6 tức là mất nguyên tối thứ 6 vạ vật ở HN mà chả được chữ nào vào đầu, hồi đó mỗi lần lên HN học là chị cảm thấy xót thời gian vô vô cùng. Ấy là HP lên HN có 100 cây, các bạn YTB còn phải đi xa hơn mà toàn đi oto tốn kém hơn nhiều, thật bội phục các bạn.

Thời gian: Không nói ra thì các em cũng biết, nếu không đi học Toán các em sẽ có thêm 18 tiếng để học, đừng bĩu môi chê ít ỏi, đừng nói là 18 tiếng, một tiếng mất đi cũng là vô cùng xót xa rồi.

Công sức: Với các bạn nam sức khỏe tốt việc đi đi về về có lẽ ko vấn đề lắm, nhưng với chị việc đi đi về về hàng tuần lại say tàu xe quả là rất mệt mỏi. Vì thế không có sức khỏe, đừng mơ làm được việc gì ra hồn.

Chuốc thêm vô cùng phiền não: Phiền não ở đây là gì, đó là việc phải đổi trực, phải nhờ người trực hộ. Các em phải hiểu một buổi toán nói thì có vẻ chẳng đáng là gì nhưng lượng kiến thức cô giáo dậy trong một buổi là rất lớn, bỏ một buổi buổi sau y như rằng gà gà vịt vịt, mà riêng môn Toán dù bị hổng một lỗ bé xíu dần dần sẽ thành một lỗ to đùng. Nếu các em ôn thi NT mà tìm được một em gái em giai hay em yêu nào ở khóa dưới mà tình nguyện trực hộ cho thì thật tuyệt vời không gì bằng. Nên nhớ, thành công không bao giờ chỉ một mình mình mà giành được, cần phải có sự giúp đỡ rất lớn từ gia đình, bạn bè.

Khi đã xác định mục tiêu ôn thi NT, cần phải nói cho bố mẹ anh chị hiểu, thông cảm và giúp đỡ, sự thật là 9 tháng ôn thi đến cái chổi quét nhà chị cũng chẳng biết nó nằm ở đâu nữa chứ đừng nói là cơm nước giặt giũ hay những việc to tát như rửa bát lau nhà. Ngoài ra sự giúp đỡ của bạn bè là vô cùng quan trọng. Nói ra thì e làm các thầy cô giáo trường mình không vui, nhưng quả thật, bạn bè anh chị em là tài nguyên vô giá giúp mình trực hộ, học hộ và....điểm danh hộ. Nói túm lại tranh thủ nghỉ được lúc nào thì nghỉ, nghỉ để ở nhà cày bộ đề cương ôn chuyên ngành nội trú.

1. Vấn đề tài liệu:

Tài liệu ôn thi nội trú rất dễ kiếm, các em có thể hỏi bất cứ ai đã từng thi nội trú họ đều sẽ đưa cho em một bộ đề cương na ná giống nhau (bởi chúng đều từ một nguồn). Đề cương của ai cũng giống của ai nhưng có người đó người trượt tất cả đều là nhờ vào khả năng cày bừa của từng người.

Chị thi khối Nội, tài liệu chuyên ngành có hai phần Nội và Nhi, đừng nghĩ cái gì quan trọng hơn cái gì mà xem nhẹ đi, bởi nếu không làm được 1 câu thôi trong 6 câu của đề thi là trượt chắc. Năm nay chị sinh nhằm đúng thời điểm "giao mùa", tức là thay đổi lại việc ra đề. Thêm khoảng chục chủ đề nữa đối với môn chuyên ngành và thêm 30 câu nữa đối với hai môn Sinh lý và Giai Phẫu. Mấy chủ đề mới một tháng trước khi thi mới biết thế nên ai cũng vắt chân lên cổ mà làm mà học, rồi sinh lý một tuần trước khi thi các thầy mới cho 43 chủ đề sinh lý. Chính sự thay đổi này là lí do vì sao năm nay điểm thi vô cùng thấp. Như chị, chắc mẩm thể nào các thầy cũng sẽ ra một câu vào chủ đề mới, ai ngờ chả có câu nào trong khi mất rất nhiều thời gian để học nó.

2. Cách học thuộc:

Các em đã học Y5, Y6 năm ai cũng hiểu, học Y là học thuộc, ôn thi nội trú cũng là học thuộc nhưng bất cứ cái gì cũng có cách của nó. Chị học bộ đề cương chuyên ngành đến lần thứ 5 vẫn thấy đầu mình rỗng tuếch, nhất là những phần điều trị, khối Nội vô cùng khổ sở với một đống thuốc, tên thuốc thôi đã nhầm lẫn linh tinh, đừng nói nhớ liều lượng cả CD CCD TDF. Vì thế để chuẩn bị cho việc học ôn thi NT các em phải tìm hiểu các phương pháp để ghi nhớ.

Các em vào trang web để học phương pháp ghi nhớ, trong lúc học ôn tùy từng bài từng loại kiến thức mà áp dụng phương pháp khác nhau để ghi nhớ.

3. Thời gian:

Thời gian là thứ quan trọng nhất, phải coi thời gian là kim cương, chứ đừng coi nó là vàng. Đi học Toán trên HN phải tính tranh thủ từng phút từng giờ một, ngồi trên tàu nếu ko bị say nên mang đề cương chuyên ngành đi đọc, còn nếu bị say thì tốt nhất là ngủ, ngủ để khi về thức được mà học.

Các em năm thứ 6 ôn thi sẽ rất mệt với việc đi học ở BV, các em phải hiểu, học các môn học ở trường chỉ cần đảm bảo điểm số đủ để được loại Khá còn đừng vùi đầu vào những môn đó nữa. Thậm chí chị thi nội trú Nội nhưng điểm nội của chị cũng chẳng cao, bởi rất đơn giản kiến thức thi nội trú và kiến thức nội mình học ở trường để thi hết môn ko giống nhau. Thay vì đứng hành lang các em đem theo đề cương chui vào bất kì xó xỉnh nào ngồi học, thậm chí những việc như làm bệnh án, nhận xét bn, nói chung bỏ được cái gì thì bỏ, trốn được việc gì thì trốn để tập trung ôn thi. Chị nhớ hồi đi Nhi năm y6, buổi sáng đến viện cứ nhanh chân chạy lên khoa nhận xét hết bn ở phòng rồi lại chạy ra góc nào đó ngồi học ôn nội trú, học đến 12h mới về.

Bạn bè cùng nhóm rất ghét chị, chả bao giờ thèm lo việc chung của nhóm, cứ ba chân bốn cẳng lủi đi đâu mất, thậm chí chả tìm được mà phân công làm bệnh án học LS, rồi nhiều người mắng chị là vô trách nhiệm, đi trực ko làm gì hết chỉ cắm đầu vào tài liệu của mình. Vâng, nhưng xin nói với họ rằng, tôi vô trách nhiệm với lớp, với tổ còn hơn vô trách nhiệm với mơ ước của mình và sự kì vọng của gia đình.

4. Phải hi sinh:

Hi sinh cái gì, hi sinh việc đi dạo phố, shopping, ăn vặt, liên hoan, sinh nhật bạn bè thậm chí cả sinh nhật của mình. Sáng mở mắt ra phải nghĩ ngay đến việc ngày hôm nay mình sẽ học cái gì, tối trước khi nhắm mắt ngủ phải nghĩ xem mục tiêu ngày hôm nay c òn những gì chưa hoàn thành xong.

5. Sức ép:

Chị để ý thấy một số bạn, rõ ràng định thi nội trú nhưng vẫn chối đây đẩy, rồi học giấu học giếm như kiểu sợ bị mọi người cười chê. Chị cũng bị cười chê, thành tích bất hủ của chị hai năm đầu khiến nhiều người vẫn nghĩ chị là đứa chả làm nên trờ trống gì. Chúng nó nói sau lưng thế này "Đã dốt còn tỏ ra nguy hiểm", " cái gì, con đấy định thi nội trú á", " nó mà đỗ nội trú thì loạn". Đó chính là áp lực, ko có áp lực sẽ ko có động lực để ôn thi trong một thời g ian dài như thế (đến bây giờ nghĩ lại tớ phải nói lời cảm ơn sâu sắc tới các bạn đã cho tớ áp lực trên). Chính vì thế, quyết định ôn thi nội trú cần phải thông bao cho mọi người biết, ngẩng cao đầu mà nói rằng " tôi sẽ thi nội trú và tôi sẽ đố". Chính điều đó sẽ thúc đẩy các em. Tin tưởng là mình làm được thì mình sẽ làm được, còn nếu em vẫn nói với mọi người "chắc chả đỗ được đâu, thi chơi thôi ấy mà, được thì được không được thì thôi, thử sức là chính" thì thôi, ở nhà cho khỏe, nội trú không phải là một phép thử.

6. Lên kế hoạch học tập:

Đây là vấn đề quan trọng nhất nhì, theo như quyển " tôi tài giỏi bạn cũng thế" nói thì não chúng ta chỉ tập trung chú ý được tối đa trong vòng 2h sau đó bắt đầu mệt mỏi và mất tập trung. Vì thế khi làm thời gian biểu nên làm 2 tiếng một, nên làm thời gian biếu cho một tuấn, một chủ để nếu ở lần 1 học nhanh cũng mất 2 ngày, ngày hôm nay học chủ đề này, mai học chủ đề kia, kể bảng rõ ràng dán trước bàn học, nếu hôm nay vì bận gì đó chưa học xong ngày mai phải lẹm bớt thời gian ngủ nghỉ để học.

Ngoài ra việc học ôn NT là phát huy trí nhớ dài hạn chứ ko phải ngắn hạn, phát huy thế nào các em đọc trong quyển sách kia sẽ có. Ví dụ như chị học ngày hôm nay bài THA, một tuần sau sẽ học lại bài đấy, 1 tháng sau lại nhắc lại bài đấy, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng là những mốc thời gian mà não mình bắt đầu xóa sổ kiến thức nên cần học lại một lượt để khắc ghi nó. Chính vì thế hồi đó điện thoại lúc nào cũng chi chít ghi chú nhắc nhở ngày này phải học lại bài này, ngày kia học lại bài kia.

Thời gian học càng về sau càng gấp rút, 3 tháng cuối chị học 16 tiếng/ngày, thuê phòng riêng trên HN học, các em cũng cần một chỗ yên tĩnh để học chứ đừng ở chung với gia đình bạn bè sẽ rất dễ phân tán tư tưởng. Thời gian cuối vô cùng khắc nghiệt, đến đi vệ sinh cũng phải tính phút, tắm chỉ được trong vòng 10 phút là tối đa, ăn cơm chỉ ăn trong 15 phút, nếu lúc nào mệt mỏi quá muốn ngủ một tí, thì phải trừ bớt thời gian vào lúc khác. Trong thời gian ấy đã có lúc chị cảm thấy kiệt quệ vô cùng, cảm thấy như sắp phát điên, không biết bao nhiêu lần quăng sách vở đi không muốn học nữa, bất lực vô cùng bởi học đi học lại mà vẫn ko thuộc được. 3 ngày trước khi đi thi mỗi ngày chỉ ngủ được 4 tiếng đồng hồ, 3 ngày liền ko tắm giặt, quần áo cứ thay ra vứt vào một chỗ. Những ngày tháng đó giờ nghĩ lại cũng thấy rợn người.

7. Học ở giảng đường:

Giảng đường này là giảng đường Hồ Đắc Di trong trường Y chuyên mở cửa cho nội trú và cao học vào ôn thi. Em nào có ý định thi nội trú, chị khuyên chân thành một câu, cần phải đến giảng đường học, tất nhiên là tự học thôi. Ở đây các em sẽ có thêm một tầng sức ép.

Hồi đó, chị thuê một căn phòng ở một mình gần trường y ( cũng cách đến 1 cây, chả gần lắm đâu). Ngày đầu vào giảng đường học, shock toàn tập, nhìn con bé bên cạnh một tay một bút múa vèo vèo trên trang giấy miệng lẩm nhẩm, có nghĩa là nó đã thuộc đến mức nó viết vèo vèo ra như thế đấy. Còn mình thì sao, khóc ko ra nước mắt.

Lên giảng đường các em sẽ thấy các bạn Y Hà Nội lúc nào cũng tay trong tay một cái đồng hồ để bàn nhỏ nhỏ xinh xinh, vừa viết vừa ke thời gian, vì ke thời gian cho mỗi câu rất quan trọng khi các em vào phòng thi.

Và để tiết kiệm thời gian đi lại, nhiều người ở lại buổi trưa trong đó, những người về trưa là những bạn ở KTX. Trong trường Y có căng tin nhưng căng tin cách giảng đường 10 phút đi bộ, nếu đi ăn ở căng tin cả đi và về mất 20 phút, như thế là quá nhiều rồi. Vậy nên có hai giải pháp:

- Giải pháp của chị, mua bánh mì dọc đường vào buổi sáng, chuẩn bị ít giò chả, dưa chuột đến trưa ra vườn ngồi ăn. Mất tầm 15 phút cả ăn. Nhưng về sau ăn bánh mì mãi ko chịu được phải áp dụng giải pháp thứ 2.

- Giải pháp thứ 2 là của các bạn khác, vừa đi ăn vừa học. Hình ảnh một tay xách đồ ăn một tay cầm quyển vở là chuyện bình thường. Có bạn còn cầm vở theo vào phòng VS. Đấy chính là sức ép thúc mình phải học.

Vấn đề ngủ trưa, đây là vấn đề rất nan giải.

7. Học ở giảng đường

-Vấn đề ngủ trưa: đây là vấn đề rất nan giải, bởi nếu không ngủ trưa đầu óc rất mệt, đến chiều là quay cuồng ko thể ghi nhớ gì được. Vì thế ngủ trưa là cần thiết, ngủ trong giảng đường cũng được nhưng thấy rất mất tự nhiên vì xung quanh vẫn có những bạn thức thâu trưa ngồi học, còn nữa, mình là con gái tự nhiên năm ngủ ở chỗ nhiều người lạ thấy ko quen quen. Thế nên chị mò mẫm lên tầng 2, vì đang là thời gian nghỉ hè nên giảng đường rất vắng chỉ mở cửa có 1 phòng để nội trú học, tìm một góc trải mấy tờ báo nằm đánh một giấc. Nhưng về sau quen với nếp sinh hoạt rồi, thời gian ngủ trưa rất ít cũng vẫn chịu đựng được nên thôi ngồi gục mặt trên bàn ngủ vài phút là xong.

- Khung cảnh giúp thư thái tinh thần: Việc học ôn rất mệt đầu, và căng thẳng thần kinh, nếu các em chỉ nhốt mình trong một gian phòng 10m2 hàng ngày đối diện với mấy bức tường thì ko được, sẽ phát cuồng sớm đấy. Thế nên đến giảng đường học tuy mất thời gian đi lại một chút nhưng giải quyết được vấn đề sì trét rất tốt. Ai đã đến YHN sẽ thấy, YHN có một khuôn viên cây cối rất rộng rãi và thoáng đạt, ngay ở giảng đường HDD cũng có một mảnh vườn ở giữa nhỏ nhỏ, có lan can có thể ngồi học được. Học ở trong phòng chán, thấy không vào mang sách vở ra ngoài vừa hít khí trời vừa học. Vì chị căn ke cứ 2 tiếng giải lao 10 phút nên 10 phút đó thường đi dạo loanh quanh khuôn viên trường, ngắm cây cối chim chóc, giúp thư thái đầu óc rất nhiều.

- Chuyện nhà vệ sinh: Đây là thứ đồ xa xỉ của giảng đường HDD, chả hiểu có phải trường tiết kiệm ko mà ko mở cửa nhà WC cho các bạn ôn thi. Báo hại chị đi tìm nhà vs đến khổ, mà toàn phải đi vs ở tận khu A1 (khu hiệu bộ á), mất thì giờ vô cùng.

- Thiết lập mối quan hệ hữu ích: Dân trường khác lên HN thi rất thiệt thòi, thầy ko phải thầy mình thế nên thông tin chả bao giờ đến tai mình sớm được. Muốn biết sớm cần phải thiết lập mối quan hệ. Vấn đề này hơi khó giữa các nội trú, thế nhưng giữa nội trú và cao học lại đơn giản hơn. Các anh chị cao học được ôn Sinh lý và giải phẫu, vì thế họ biết được trọng tâm học. Năm vừa rồi vì có sự thay đổi cơ cấu đề thi hai môn cơ sở như vậy nên nhờ tán được anh cao học mà chị đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về hai môn đó.

- Những chuyện linh tinh: Hihi, mấy chuyện này là chuyện vớ vỉn ngoài lề thôi, nhưng mà đã share thì share cho chót.

+ Khổ ải thứ 1: Muỗi
Muỗi nhiều vô kể, lên giảng đường giữa ngày hè tất nhiên phải mặc quần lửng, thế là a lê hấp bị chúng nó tha hồ xơi cẳng, tức đến học ko nổi. Thế nên những loại dầu, thuốc đuổi muỗi lúc nào cũng phải có trong cặp.

+ Khổ ải thứ 2: Mùi
Mùi hôi nách, mùi nước hoa, hai thứ này đan xen thì tởm phải biết. Thế nên nhìn thấy em nào điệu điệu thì tránh xa, nhìn thấy anh nào đầu bù tóc rối cũng chớ lại gần. Nói thế thôi, giảng đường đông lắm chẳng có nhiều lựa chọn đâu.

+ Khổ ải thứ 3: Ehem ....giai đẹp...! Dạo này trường Y tốt số, gái xinh giai đẹp nhiều lắm, nhưng mà người ta thường nói giai đẹp thì thường ko chăm chỉ học hành lắm, vậy mà lại xuất hiện một giai rất cute trong số những bạn ôn thi nội trú. Anh chàng xuất hiện, ngay lập tức làm mình tim đập chân run, thỉnh thoảng phải liếc một cái, nhòm một cái, trong đầu ngán ngẩm: thế là toi cả ngày nay rồi. Thế nhưng cũng may, giai đẹp ngồi một tí rồi phắn đi đâu mất, đấy đã bảo mà giai đẹp ko nên vào trường Y càng ko nên thi NT.

8. Đi thi:

Giấc ngủ là thứ vô cùng quý giá, gần đến ngày thi chị bị căng thẳng quá mức mà không ngủ được, cứ nhắm mắt vào là nghĩ đến còn bao nhiêu t hứ chưa thuộc thế là lại bò dậy học tiếp. Cứ như thế đến hôm thi Sinh Lý chị bị khủng hoảng cực độ, hình như cái ranh giới giữa tâm thần và minh mẫn đang rất mong manh. Chị khủng hoảng đến nỗi gọi điện cho em gái chửi mắng nó, văng tục liên tục. Trước mỗi lần đi ngủ đều uống 2 viên Rotunda nhưng vẫn ko thể ngủ nổi, cuối cùng đành vác xác ra hiệu thuốc gần nhà hỏi mua thuốc ngủ.

Bà bán thuốc trông bộ dạng hốc hác, đầu bù tóc rối, nói năng thều thào của chị chắc tưởng mình mua thuốc về tự tử nhất quyết ko bán.

- Cô có Seduxen ko?
- Không
- Cô có Gardenal ko?
- Không
- Thế rốt cục cô có cái gì ? ( câu này bực mình gào lên rồi)-
- Chỉ có thuốc ngủ thảo dược thôi.

Thất thểu ra về.

Hôm sinh lý thực sự chị đã mắt nhắm mắt mở làm bài, may sao cũng được 8 điểm. 8 điểm năm nay là cao rồi em ạ.

Bút Chị chọn bút bi từ trước khi thi một tháng, bởi được các anh chị nội trú đi trước đe dọa là vào đấy phải viết ít nhất 5 tờ giấy thi mới đỗ, trong khi đó tốc độ viết của chị rất chậm. Thế nên phải chọn bút bi ngòi trơn, mực đều đậm. Ờ, chọn lựa cẩn thận như thế tất cả chỉ để chuẩn bị cho môn thi quan trọng nhất là chuyên ngành. Thế nhưng, cuộc đời thật đáng giận, hôm thi CN chị hớt hải mang cặp sách phóng xe đi, đến nơi giở ra mới biết là để hộp bút ở nhà, thế là chạy mượn bút, mượn được hai cái, một cái tắc mực giữa chừng, cái kia viết mực nhạt như không thấy. Rầu không thể tả.

Kinh nghiệm đau đớn như thế này mong các em đi sau đừng phạm phải.

Mình biết có rất nhiều con đường để vào đời và thành công, nhưng mình có thể chắc chắn với bạn rằng nội trú là con đường ngắn nhất là đẹp đẽ nhất để trở thành một bác sĩ giỏi. Bởi sao, bạn đã từng được học tập và làm việc ở Bạch Mai chưa, có thấy guồng quay kinh khủng của nơi đó chưa, đã thấy những nộ trú học và làm việc như thế nào chưa. Tôi mới gia nhập guồng quay ấy và thật sự "chóng mặt".

7h có mặt ở khoa, quay như chong chóng đến 12h vãn việc thì tiếp tục tập trung tại hội trường sinh hoạt chuyên đề thảo luận case lâm sàng đến 2 giờ kém 15 vội vàng chạy đi ăn cơm 2h tiếp tục làm việc, đối với nội trú quần quật như thế tiếp đến tối mịt. Trong một môi trường làm việc tuyệt vời, nhiều loại bệnh tật đa dạng, máy móc thiết bị hiện đại bậc nhất, và những người thầy giỏi nhất, luôn nhiệt tình hướng dẫn chỉ bảo, và cả ''mắng chửi", không giỏi được mới là lạ.

Tất nhiên bạn có thể học cao học ở đó nhưng người ta vẫn nói thế này "nội trú là con đẻ, cao học là con nuôi". Bạn muốn làm con đẻ hơn hay là con nuôi hơn?

Những điều tớ viết bên trên hoàn toàn chỉ muốn bào vệ ý kiến của mình rằng " nội trú là con đường ngắn nhất để bước đến thành công", chứ hoàn toàn không phải đả kích rằng những người ko học nội trú thì sẽ ko giỏi.

Vâng, mọi người sợ học nhiều chóng già chóng ế, nhưng đối với ngành của mình chắc chắn sẽ phải học thêm, học định hướng, học cao học, hay CK1 CK2, đằng nào cũng phải học nên tôi mới nghĩ thế này mình còn trẻ còn gắng được thì gắng hết sức, tung hết sức trẻ của mình để học, chứ chờ vài năm nữa đi học có gia đình rồi, già thêm vài tuổi rồi sẽ ngần ngại rất nhiều. Chưa kể học nội trú học phí cũng bằng cao học, cũng có lương và quan trọng nhất là chỗ ở miễn phí, điện nước miễn phí. Tính ra kinh phí cũng tương tự nhau thôi, chẳng thiệt thòi gì.

Còn về việc ôn thi, tôi cũng ko biết mình ôn thi như thế có phải là mất cân bằng ko? Bạn của tôi K25 đỗ nội trú năm ngoái nói với tôi rằng " học một năm để cho cả cuộc đời", tôi chỉ học có 9 tháng, so với nhiều người là ít hơn rất nhiều. Còn như thế có quá căng thẳng ko thì tôi nghĩ là ko, tôi ko phải là người ko biết cân bằng giữa học tập và sinh hoạt như tôi đã kể tôi ko phải là một người quá chăm chỉ, tôi chỉ chăm lúc cần, lúc phải chăm. Còn thi nội trú có căng thẳng ko, bạn phải trải qua nó rồi bạn mới hiểu, khi vào phòng thi môn đầu tiên dù tôi đã trải qua hằng bao nhiêu kì thi cũng vẫn cảm thấy căng thẳng đến nghẹt thở, còn nhiều bạn xanh rớt như tàu lá chuối, nói năng phờ phạc, cảm giác như chỉ cần thi xong là ngất.

Bạn tôi là Sơn bằng giỏi yhp, một người tôi rất khâm phục, tôi thừa nhận hắn giỏi hơn tôi dù hắn đã trượt nội trú, hắn nói có ngày hắn học 18h/ngày. Còn người bạn cũ của tôi đã đỗ nội trú năm ngoái tâm sự, lúc ở nhờ trong KTX YHN để ôn thi, có lúc đầu bị chập cheng, có những hành động ko bình thường, bị những người cùng phòng khó chịu thế nhưng bản thân lại cũng ko thể nhớ nổi đó là hành động gì.

Thi nội trú là một ván bài cược, những thứ đem ra cược rất rất nhiều, hi sinh cũng rất rất nhiều, nhưng bây giờ khi được đứng trong hàng ngũ ấy, được làm việc trong môi trường ấy, bị quay chong chóng như gụ giữa cả chục cái máy thở phì phỏ, bị mắng là nội trú mà dốt cái gì cũng không biết, tôi vẫn thấy vấn bài mình đã chơi là hoàn toàn đúng đắn, con đường đang đi cũng hoàn toàn đúng đắn.

Chúc các bạn cũng tìm được con đường của mình!

(nguồn từ Y Hải Phòng)
T.AnhNgoc
T.AnhNgoc
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 91
Points : 269
Join date : 14/08/2014
Age : 29
Đến từ : Quá Khứ

https://khoayvttu2k13.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết