ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» TN - Tim, Tiêu Hóa, Thận, Hô Hấp
 SỬ DỤNG INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG EmptySun Nov 30, 2014 3:04 pm by AudreyThinh

» Thắc mắc về GP3
 SỬ DỤNG INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG EmptyFri Oct 24, 2014 5:11 pm by T.AnhNgoc

» Harrison's video Phần mềm hỗ trợ học tập Nguyên lý nội khoa harrison 18th.
 SỬ DỤNG INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG EmptyWed Sep 10, 2014 5:07 am by T.AnhNgoc

» EBook nội cơ sở-YHN
 SỬ DỤNG INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG EmptyMon Sep 08, 2014 1:02 am by T.AnhNgoc

» Cuốn sách Nội bệnh lý – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng
 SỬ DỤNG INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG EmptyMon Sep 08, 2014 12:58 am by T.AnhNgoc

» Giáo trình Ký sinh trùng-hvQY
 SỬ DỤNG INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG EmptyMon Sep 08, 2014 12:39 am by T.AnhNgoc

» Tóm Tắt Ống Tiêu Hóa
 SỬ DỤNG INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG EmptyMon Sep 08, 2014 12:33 am by AudreyThinh

» Trắc Nghiệm gpb
 SỬ DỤNG INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG EmptyMon Sep 08, 2014 12:24 am by T.AnhNgoc

» Ý nghĩa các xét nghiệm trong lâm sàng
 SỬ DỤNG INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG EmptyMon Sep 08, 2014 12:21 am by T.AnhNgoc

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Affiliates

free forum

Forumotion on Facebook Forumotion on Twitter Forumotion on YouTube Forumotion on Google+


SỬ DỤNG INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Go down

 SỬ DỤNG INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Empty SỬ DỤNG INSULIN TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Bài gửi by T.AnhNgoc Thu Aug 28, 2014 10:06 pm

Tác giả : BS. HOÀNG THỊ LIÊN PHƯƠNG (Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, BV. Bạch Mai)

INSULIN LÀ GÌ?

Insulin là một hormone có tác dụng làm giảm đường máu do tế bào beta tụy tiết ra.

Insulin được tụy tiết ra liên tục 24 giờ trong ngày. Ngoài ra, insulin còn được tiết theo nhu cầu từng lúc của cơ thể. Sự tăng đường máu sẽ kích thích tụy sản xuất insulin, nhất là tăng đường máu sau các bữa ăn.

Nhu cầu insulin trong 24 giờ ở người bình thường là 0,7-0,8 đơn vị/kg.

Insulin là một protein (chất đạm) nên khi uống vào đường tiêu hóa sẽ bị phân hủy, vì vậy phải dùng theo đường tiêm. Các loại insulin uống và xịt qua đường hô hấp vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm.

CÁC LOẠI INSULIN

Dựa vào nguồn gốc insulin, người ta chia thành 2 loại:

Insulin có nguồn gốc động vật: Insulin lợn, insulin bò được chiết xuất từ tụy lợn, bò.

- Ưu điểm: giá thành rẻ.

- Nhược điểm: Hay gây dị ứng, hiệu quả hạ đường huyết không bằng insulin người.

Insulin “người”: được sản xuất bằng công nghệ sinh học cao cấp.

- Ưu điểm: ít gây dị ứng, hiệu quả hạ đường huyết tốt.

- Nhược điểm: giá thành đắt.

Dựa vào thời gian tác dụng của insulin, người ta lại chia insulin thành:

Insulin tác dụng nhanh:

- Màu sắc: Trong suốt.

- Khi tiêm dưới da, thời gian xuất hiện tác dụng là 30 phút, đạt tác dụng tối đa sau 2-4 giờ và kéo dài tác dụng khoảng 6-8 giờ.

- Dùng để tiêm tĩnh mạch, dưới da, tiêm bắp.

- Ưu điểm: Thời gian tác dụng ngắn và mạnh để làm giảm đường máu sau ăn. Đặc biệt trong những trường hợp cấp cứu do tăng đường máu.

- Nhược điểm: Thời gian tác dụng ngắn nên phải tiêm nhiều mũi trong ngày.

Insulin tác dụng trung gian (Insulin bán chậm)

- Neutral Protamine Hagedorn Insulin (insulin NPH): Insulin NPH ở dạng nhũ dịch. Tiêm dưới da, tác dụng xuất hiện 1-4 giờ sau khi tiêm, đạt đỉnh tác dụng sau 8-10 giờ và thời gian tác dụng kéo dài 12-20 giờ.

- Insulin Lente: dạng nhũ dịch. Tiêm dưới da, bắt đầu tác dụng 2-4 giờ sau khi tiêm, đỉnh tác dụng là 8-12 giờ và kéo dài 12-20 giờ. Vì vậy có thể sử dụng insulin Lente để thay thế cho insulin NPH.

Insulin tác dụng chậm: Insulin kẽm tác dụng rất chậm (Ultralente insulin). Tiêm dưới da, tác dụng xuất hiện sau khi tiêm 4-6 giờ, kéo dài tác dụng trên 30 giờ.

- Ưu điểm: Chỉ cần 1 mũi tiêm sẽ cho tác dụng 24 giờ trong ngày.

- Nhược điểm: Gây đỏ, đau nơi tiêm. Do tác dụng kéo dài nên khó tính liều, vì vậy hiện nay hầu như người ta không dùng nữa.

Insulin pha trộn (insulin mixtard)

- Là loại insulin trộn lẫn giữa 2 loại insulin tác dụng nhanh và insulin tác dụng trung gian theo một tỷ lệ nhất định. Insulin mixtard 30/70 tức là trong đó có 30% insulin tác dụng nhanh và 70% insulin tác dụng trung gian.

- Ưu điểm: cùng lúc có 2 tác dụng là làm giảm đường máu sau ăn do insulin tác dụng nhanh, và tác dụng kéo dài do insulin tác dụng trung gian đảm nhận. Tiện dụng, phù hợp hơn với sinh lý.

Nồng độ insulin dựa theo số đơn vị trong 1ml.

Loại dùng cho bơm tiêm: 1ml có 40 đơn vị insulin đựng trong lọ 10ml (400 đơn vị insulin/lọ). Hiện nay có loại đóng lọ 1ml có 100 đơn vị nên khi dùng phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Loại dùng cho bút tiêm: 1ml có 100 đơn vị insulin đóng trong ống 3ml (300 đơn vị insulin/ống).

CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ

Tất cả các loại insulin đều được dùng để điều trị cho mọi thể đái tháo đường.

- Bệnh nhân đái tháo đường type 1 bắt buộc phải sử dụng insulin để điều trị.

- Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần được điều trị bằng insulin khi:

+ Trong trường hợp cấp cứu: tiền hôn mê, hôn mê do đái tháo đường.

+ Bệnh nhân sút cân nhiều, suy dinh dưỡng, bệnh nhiễm khuẩn kèm theo.

+ Chuẩn bị can thiệp phẫu thuật, trong thời gian phẫu thuật.

+ Có biến chứng nặng do đái tháo đường: bệnh lý võng mạc, suy gan, suy thận nặng, nhồi máu cơ tim, bệnh lý tim mạch nặng.

+ Khi dùng thuốc uống với liều tối đa không có tác dụng.

+ Bệnh nhân là phụ nữ có thai.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Nhìn chung, insulin rất ít độc, nhưng cũng có thể gặp các tác dụng không mong muốn sau:

Hạ đường huyết: Thường gặp khi tiêm insulin quá liều, hoặc tiêm insulin xong nhưng ăn muộn gây vã mồ hôi, hạ thân nhiệt, co giật, thậm chí hôn mê.

Dị ứng: Có thể xuất hiện sau khi tiêm lần đầu hoặc sau nhiều lần tiêm insulin, tỷ lệ dị ứng nói chung thấp.

Phản ứng tại chỗ tiêm: Ngứa, đau, cứng hoặc u mỡ vùng tiêm. Để tránh tác dụng phụ này, nên thay đổi vị trí tiêm thường xuyên và các mũi tiêm cách nhau 3-4cm (hoặc 2-3 khoát ngón tay).

BẢO QUẢN INSULIN NHƯ THẾ NÀO?

Insulin được bảo quản ở nhiệt độ 4-80C, vì vậy chúng ta nên cất insulin trong ngăn mát (không phải ngăn đá) của tủ lạnh.
T.AnhNgoc
T.AnhNgoc
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 91
Points : 269
Join date : 14/08/2014
Age : 29
Đến từ : Quá Khứ

https://khoayvttu2k13.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết